Điện thoại Viễn thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Người đi xe đạp dùng điện thoại di động tại Hamhung

Triều tiên có một mạng điện thoại đầy đủ, với 1,18 triệu kết nối vào năm 2008.[1]Năm 1970 Hệ thống chuyển mạch tự động đã được đưa vào sử dụng tại Pyongyang, Sinŭiju, Hamhŭng, và Hyesan. Một vài bốt điện thoại công cộng cũng đã xuất hiện ở Pyongyang vào khoảng 1990. Trong giữa thập niên 1990, automa-1990s, một hệ thống trao đổi tự động dựa trên hệ thống E-10A được sản xuất bởi nhà máy liên doanh Alcatel ở Trung Quốc đã được lắp đặt tại Pyongyang. Năm 1997 Triều Tiên loan báo Hệ thống chuyển mạch tự động đã thay thế hoàn toàn cho Hệ thống chuyển mạch thủ công tại Pyongyang và 70 địa phương khác.[2] Vào năm 2000,   Triều tiên thông báo rằng cáp quang đã được mở rộng đến cảng Nampho và tỉnh North Pyong'an cũng đã được kết nối bằng cáp quang.

Điện thoại di động

Người dân Triều Tiên với điện thoại di động, Tháng 4/2012

Trong tháng 11 năm 2002, điện thoại di động đã được giới thiệu với Triều Tiên và vào tháng 11/2003, 20.000 người Triều Tiên đã mua điện thoại di động. Tuy nhiên vào 24/5/2004, điện thoại di động đã bị cấm.[3]

Tháng 12/2008, một dịch vụ di động mới đã được giới thiệu tại Pyongyang, được điều hành bởi công ty Orascom đến từ Ai Cập, với các kế hoạch để mở rộng phạm vi phủ sóng ra cả nước.[4] Tên chính thức của dịch vụ điện thoại di động 3G ở Triều tiên được gọi là Koryolink, là một liên doanh giữa Orascom và Công ty Bưu chính Viễn thông nhà nước (Korea Post and Telecommunications Corporation (KPTC)).[5] Hiện đã có một nhu cầu lớn cho các dịch vụ kể từ khi nó được tung ra.[6]

Tới tháng 5/2010, hơn 120,000 người dân Triều Tiên đã sở hữu điện thoại di động;[7] con số này đã tăng lên 301,000 vào tháng 9/2010,[8] 660,000 vào tháng 8/2011,[9] và 900,000 vào tháng 12/2011.[10] Orascom đã thông báo có 432,000 khách hàng đăng ký sử dụng sau 2 năm hoạt động (12/2010),[11] và tăng dần lên 809,000 vào tháng 9/2011,[12] vượt một triệu vào tháng 2/2012.[13] Tới tháng 4/2013 số khách hàng đăng ký là gần hai triệu.[14]

Tính đến tháng 5 năm 2011, 60% công dân của Bình Nhưỡng trong độ tuổi từ 20 tới 50 có điện thoại di động.[15]

Ngày 15/6/2011, StatCounter.com xác nhận ở Triều Tiên cũng có người sử dụng iPhone của Apple, cũng như một vài mẫu smartphone của NokiaSamsung.[16]

Tính đến tháng 11/2011, mạng 3G đã phủ sóng 94% dân số, nhưng chỉ phủ sóng 14% lãnh thổ.[17] Những sự hạn chế trước đây bao gồm một lệnh cấm điện thoại di động trong giai đoạn 2004–2008.[18][19]

Koryolink không có các hợp đồng chuyển vùng quốc tế. Khách du lịch đến Triều Tiên có thể mua thẻ SIM trả trước để thực hiện các cuộc gọi quốc tế (nhưng không thể gọi trong nước). Trước tháng 1/2013, người nước ngoài thường phải giao lại điện thoại của họ ở biên giới hoặc sân bay trước khi nhập cảnh, nhưng với sự sẵn có của thẻ SIM địa phương chính sách này đã bị loại bỏ.[20] Chỉ những người nước ngoài đang cư trú ở đây mới được truy cập Internet.[21]

Kết nối Quốc tế

Kết nối Quốc tế cố định bao gồm  một mạng lưới kết nối  Pyongyang đến Bắc Kinh và Moscow, và từ Chongjin đến Vladivostok. Kết nối được mở tới Hàn Quốc vào năm 2000. Vào tháng 5 năm 2006 công ty TransTeleCom và Bộ Truyền thông Bắc Triều Tiên đã ký một thỏa thuận cho việc xây dựng và hoạt động chung của một đường truyền cáp quang trong phần của tuyến đường sắt trạm kiểm soát Khasan–Tumangang ở biên giới Triều Tiên-Nga. Đây là kết nối trực tiếp đầu tiên giữa Nga và CHDCND Triều Tiên. TransTeleCom đã cho xây phần liên kết với Triều Tiên trước.

Từ khi gia nhập Intersputnik năm 1984, Triều Tiên đã điều hành 22 dòng ghép kênh phân chia tần số (FDM) và 10 đơn kênh trên cáp mang để kết nối với Đông Âu.[22] vào cuối năm 1989 dịch vụ quay số trực tiếp quốc tế đã được thục hiện từ Hong Kong. Một trạm vệ tinh mặt đất gần Pyongyang cung cấp thông tin liên lạc quốc tế trực tiếp bằng cách sử dung một vệ tinh của International Telecommunications Satellite Corporation (Intelsat). Một trung tâm thông tin liên lạc vệ tinh được lắp đặt tại Pyongyang vào năm 1986 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Pháp. Một thỏa thuận chia sẻ các vệ tinh viễn thông của Nhật Bản đã đạt được trong năm 1990. Triều Tiên gia nhập Universal Postal Union năm 1974 nhưng có thỏa thuận bưu chính trực tiếp với chỉ một nhóm các quốc gia.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viễn thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên http://www.smh.com.au/articles/2004/06/04/10862035... http://www.theage.com.au/world/father-knows-best-s... http://www.atimes.com/atimes/Korea/ID24Dg01.html http://www.businessweek.com/idg/2010-05-13/cell-ph... http://www.businessweek.com/news/2012-02-02/orasco... http://dailynk.com/english/read.php?cataId=nk01500... http://www.dailynk.com/english/read.php?cataId=nk0... http://www.dailynk.com/english/read.php?cataId=nk0... http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://www.minjog21.com/news/articleView.html?idxn...